Bộ câu hỏi đọc hiểu Ngữ văn lớp 9 Hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản 9
NVAD.biz mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 9 tham khảo Bộ câu hỏi đọc hiểu Ngữ văn lớp 9.
Tài liệu bao gồm 217 trang, tổng hợp toàn bộ câu hỏi đọc hiểu có đáp án chi tiết kèm theo thuộc 6 chủ đề trong chương trình Ngữ văn 9 như: Chủ đề Văn bản nhật dụng, Chủ đề truyện hiện đại, thơ trung địa, văn bản nước ngoài, văn bản nghị luận. Hy vọng với tài liệu này, sẽ giúp cho các bạn có thể đạt điểm tối đa trong phần đọc hiểu của đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn. Đồng thời giúp quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu giảng dạy. Nội dung chi tiết mời các bạn theo dõi trong bài viết dưới đây.
Bộ câu hỏi đọc hiểu Ngữ văn lớp 9
Chủ đề: Văn bản nhật dụng
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH – LÊ ANH TRÀ
PHIẾU SỐ 1:
Phần I (4,0 điểm)
Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:
… “Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.
3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
GỢI Ý:
1 | Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người? |
Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa Quốc tế và gốc văn hóa dân tộc. - Qua đó tác giả Lê Anh Trà thể hiện tình cảm kính trọng, ca ngợi Bác Hồ, tự hào về Người như một đại diện của một con người ưu tú Việt Nam. | |
2 | Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy. |
Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, Phương Đông. Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao Tác giả nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc Phương Đông trong con người Bác. | |
3 | Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển. |
Trách nhiệm thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập: - Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước. - Trách nhiệm thế hệ trẻ: + Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc; + Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,… + Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. - Đánh giá: đây là PHIẾU SỐ quan trọng đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức. |
PHIẾU SỐ 2:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?
Câu 3: Kể tên các tác phẩm do Hồ Chí Minh viết được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn THCS?
Kể tên các tác phẩm – Tác giả viết về Bác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.
Câu 4: Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?
GỢI Ý
1 | Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? |
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận | |
2 | Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào? |
Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa quốc tế với cái gốc văn hóa dân tộc; giữa sự bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông với cái hiện đại và mới mẻ. | |
3 | Kể tên các tác phẩm do Hồ Chí Minh viết được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn THCS? Kể tên các tác phẩm – Tác giả viết về Bác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. |
- Tác phẩm do Hồ Chí Minh viết: + Cảnh khuya – Rằm tháng giêng + Ngắm trăng – Tức cảnh Pác Bó – Đi đường + Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (bút danh Nguyễn Ái Quốc) + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta + Thuế máu - Tác phẩm – tác giả viết về Hồ Chí Minh + Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng + Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ + Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà + Viếng lăng Bác - Viễn Phương | |
4 | Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại? |
HS có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách, nhưng cần thể hiện được các ý: + Phải chăm chỉ rèn luyện, học tập, nắm vững kiến thức, học đi đôi với thực hành, vận dụng lí thuyết vào giải quyết PHIẾU SỐ cuộc sống. Học hỏi, tìm hiểu, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời phê phán những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. + Không ngừng học tập và làm theo tấm gương phong cách, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: sống giản dị, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tránh xa lối sống sính ngoại, chây lười ỉ lại, buông thả, chạy theo mốt mà quên đi những giá trị văn hóa tốt đẹp mang bản sắc dân tộc. |
PHIẾU SỐ 3:
Cho câu văn sau:
“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
1. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? “di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là gì?
2. Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì?
3. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
4. Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ. Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao?
5. Viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một trong các bài học mà em rút ra được từ câu văn trên?
GỢI Ý:
1 | Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? “di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là gì? |
- Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh - Tác giả: Lê Anh Trà - “Di dưỡng tinh thần”: bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui khoẻ | |
2 | Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì? |
Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc | |
3 | Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? |
- Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa thế giới nơi con người của Bác - Lối sống của Bác, của một vị "vua", nhưng lại rất bình dị và rất đỗi đời thường, như phong cách sống đạo đứa, giống với phong cách sống của những bậc hiền tiết ngày xưa: vua Nghiêu, vua Thuấn,... | |
4 | Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ. Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao? |
Em vừa đồng tình, vừa không đồng tình với suy nghĩ đó - Đồng tình vì chúng ta nên học tập theo lối sống giản dị, thanh cao của Bác. Đây là 1 lối sống đẹp - Không đồng tình với việc "mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ". Bởi cách sống của Bác là giản dị nhưng khác xa hoàn toàn với lối sống khổ sở, khắc khổ | |
5 | Viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một trong các bài học mà em rút ra được từ câu văn trên? |
Câu văn tuy ngắn nhưng để ại nhiều bài học trong lòng người đọc. Một trong số đó lối sống giản dị và hiểu cho đúng về lối sống ấy. Trong xã hội hiện đại với các xu thế không ngừng thay đổi thì đức tính giản dị là điều cần thiết mà mỗi con người nên có. Đó là đức tính hướng về những thứ tự nhiên, không chú trọng vật chất bên ngoài, không cầu kì hay xa hoa, kiểu cách, sống chân phương phù hợp với hoàn cảnh của bản thân. Đức tính giản dị mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Trước hết, con người sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng, dễ được mọi người quan tâm, gần gũi, sẻ chia và giúp đỡ khi cần thiết. Chắc hẳn những người không cầu kì, kiểu cách sẽ mang lại thiện cảm đối với người đối diện nhiều hơn. Đồng thời nó còn tạo cho con người một tâm hồn thư thái, bình yên trong tâm hồn giữa xã hội ngày một xô bồ này. Con người sẽ không phải chạy theo đồng tiền, theo vật chất xa hoa, không sống quá thực dụng mà luôn trân trọng những thứ mình có. Giản dị không chỉ biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong suy nghĩ, trong tiềm thức, trong phong cách sống của mỗi người. Bản thân chúng ta có thể học tập đức tính này ở Bác Hồ - một người nổi tiếng với lẽ sống giản dị trong cả sinh hoạt lẫn tác phong công việc. Tuy nhiên, giản dị cũng không đồng nghĩa với sự gò bó, lạc hậu, càng không đồng nghĩa với tiết kiệm 1 cách thái quá, hà tiện. Vậy nên mối người cần nhận thức sao cho đúng về lối sống thanh cao, giản dị của Bác và học tập điều đó. |
PHIẾU SỐ 4:
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác”.
Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2: Giải nghĩa cụm từ “phong cách” trong văn bản chứa đoạn trích trên?
Câu 3: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Câu 4: Trong chương trình Ngữ văn THCS mà em đã học cũng có một tác phẩm nói về phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ. Đó là văn bản nào?
GỢI Ý:
1 | Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? |
| - Trích trong văn bản: “Phong cách Hồ Chí Minh” - Tác giả: Lê Anh Trà |
2 | Giải nghĩa cụm từ “phong cách” trong văn bản chứa đoạn trích trên? |
| - Giải nghĩa “phong cách”: lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử… tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó. |
3 | Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? |
| - Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, bởi vì đó không phải là: + Cách tự thần thánh hóa + Tự làm cho khác đời, hơn đời. - Mà đó là: + Cách di dưỡng tinh thần. + Một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống. + Có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tầm hồn và thể xác. |
4 | Trong chương trình Ngữ văn THCS mà em đã học cũng có một tác phẩm nói về phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ. Đó là văn bản nào? |
| - Tác giả: Phạm Văn Đồng - Tác phẩm: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. |
PHIẾU SỐ 5:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4
(1) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ là cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.(2) Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. (3) Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. (4) Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cùng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. (5) Hàng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9)
Câu 1: Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7?
Câu 2: Trong đoạn văn, tác giả đã dẫn lại lời một người khác. Xác định lời dẫn và cho biết cách dẫn mà tác giả sử dụng.
Câu 3: Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó, em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác?
Câu 4: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (4) (5).
GỢI Ý:
1 | Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7? |
- Nội dung: đức tính giản dị của Bác trong sinh hoạt - Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng. | |
2 | Trong đoạn văn, tác giả đã dẫn lại lời một người khác. Xác định lời dẫn và cho biết cách dẫn mà tác giả sử dụng. |
- Lời dẫn: Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cùng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì - Cách dẫn: gián tiếp | |
3 | Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó, em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác? |
- Câu văn kết hợp yếu tố biểu cảm: - Tình cảm của tác giả: trân trọng, ngợi ca | |
4 | Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (4) (5). |
- Biện pháp: so sánh (4) và liệt kê (5) - Tác dụng: + Diễn đạt giàu hình ảnh, dễ hiểu + Khẳng định vẻ đẹp giản dị trong lối sống của Bác. |
..............
Chủ đề: Truyện Hiện đại
LẶNG LẼ SAPA
PHIẾU SỐ 1
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi;
"Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy."
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Câu 1. Đoạn văn có hình thức ngôn ngữ nào: Đối thoại hay độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?
Câu 2. Chỉ ra câu có sử dụng khởi ngữ trong đoạn trên?
Câu 3. Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long đã để cho bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên là "Người cô độc nhất thế gian". Em có đồng ý như vậy không? Cách giới thiệu như vậy có tác dụng gì?
Câu 4. Lời tâm sự của nhân vật anh thanh niên gợi cho em những suy nghĩ gì? Về cách ứng xử với mọi người? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi.
GỢI Ý:
1 | Đoạn văn có hình thức ngôn ngữ nào: Đối thoại hay độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó? |
Đoạn văn sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại. Dấu hiệu giúp em nhận biết: · Đây là cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên với ông Họa sĩ. · Lời nói phát thành tiếng. · Có gạch ngang đầu dòng. | |
2 | Chỉ ra câu có sử dụng khởi ngữ trong đoạn trên? |
Có khởi ngữ: Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? | |
3 | Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long đã để cho bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên là "Người cô độc nhất thế gian". Em có đồng ý như vậy không? Cách giới thiệu như vậy có tác dụng gì? |
Nếu xét trên phương diện nghĩa của từ: "Người cô độc" là con người cô đơn độc thân, sống một mình, không có ai bầu bạn thì Bác lái xe đúng. Nhưng khi theo dõi câu chuyện ta hiểu rằng anh thanh niên không hề cô độc, không hề một mình. Ta hãy nghe anh thanh niên nói: khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Tác dụng: Nhà văn để Bác lái xe giới thiệu như vậy là một sự sáng tạo. Nó đem đến cho người đọc sự thú vị và gợi được trí tò mò của độc giả. | |
4 | Lời tâm sự của nhân vật anh thanh niên gợi cho em những suy nghĩ gì? Về cách ứng xử với mọi người? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi. |
Từ nhân vật Anh thanh niên ta học tập được cách giao tiếp ứng xử với mọi người. Giao tiếp ứng xử là sự chia sẻ thông tin và tạo quan hệ giữa con người với con người Qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ta thấy được · Thái độ cởi mở chân thành khi trò chuyện tâm sự. · Tính khiêm nhường khi tự nói về mình. · Tình cảm gắn bó sự tôn trong dành cho mọi người của anh thanh niên. Anh thanh niên thể hiện một con người có lối sống đẹp, biết cách giao tiếp, ứng xử · Từ hình tượng nhân vật anh thanh niên ta học tập được điều gì? |
PHIẾU SỐ 2:
Đọc đoạn trích sau:
“Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tời bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”... ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong... ngay lúc dưới kia đang mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”.
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, SGK lớp 9)
Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” và nhận xét về tình huống truyện.
Câu 2: Phân tích ngữ pháp câu văn cuối của đoạn trích trên. Xét theo câu tạo ngữ pháp, đó là kiểu câu gì?
Câu 3: Qua đoạn trích trên, em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên?
Câu 4: Một bạn học sinh đã viết câu mở đầu đoạn văn như sau: “Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.”
Hãy viết khoảng 10 câu văn tiếp theo câu mở đầu ấy để tạo thành đoạn văn lập luận theo phương pháp Tổng - Phân - Hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và thành phần khởi ngữ (gạch dưới câu phủ định và thành phần khởi ngữ).
GỢI Ý
1 | Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” và nhận xét về tình huống truyện. |
Hoàn cảnh sáng tác, tình huống truyện: - Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai mùa hè năm 1970 của Nguyễn Thành Long giữa lúc miền Bắc đang xây dựng CNXH, miền Nam bước vào giai đoạn đánh Mĩ ác liệt nhất. - Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa. - Nhận xét về tình huống: + Tình cờ, nhẹ nhàng · + Hoàn cảnh thuận lợi để tác giả khắc họa chân dung anh thanh niên, nhân vật chính, một cách khách quan, chân thực không chỉ qua hành động, việc làm của anh mà còn qua những cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật khác. | |
2 | Phân tích ngữ pháp câu văn cuối của đoạn trích trên. Xét theo câu tạo ngữ pháp, đó là kiểu câu gì? |
Phân tích cấu tạo câu: “Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”: Câu trên thuộc kiểu câu ghép | |
3 | Qua đoạn trích trên, em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên? |
Nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích: - Anh thanh niên là người cởi mở, thân thiện, hiếu khách. - Nhân vật anh thanh niên là người có nếp sống, phong cách sống đẹp -> Tinh thần lạc quan, yêu đời. => Lời văn thể hiện sự khâm phục, yêu quý, ngợi ca nhân vật. | |
4 | Một bạn học sinh đã viết câu mở đầu đoạn văn như sau: “Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.” Hãy viết khoảng 10 câu văn tiếp theo câu mở đầu ấy để tạo thành đoạn văn lập luận theo phương pháp Tổng - Phân - Hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và thành phần khởi ngữ (gạch dưới câu phủ định và thành phần khởi ngữ). |
Viết đoạn văn làm rõ: Tình yêu công việc, tinh thần trách nhiệm cua các nhân vật: - Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm. - Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa: Ngồi một mình hàng ngày để nghiên cứu cách thụ phấn của ong để cốt tìm ra cái giống su hào ngọt, to hơn. - Anh cán bộ nghiên cứu sét: Mười một năm ròng không một ngày rời cơ quan, không về quê thăm gia đình, không nghĩ đến chuyên vợ con, chỉ cốt nghiên cứu sét để tìm tài nguyên cho quê hương, đất nước. - Anh bạn đồng nghiệp lặng lẽ cống hiến trên đỉnh Phan-xi-păng cao 3142 mét · - Ông kĩ sư, anh cán bộ nghiên cứu sét cùng với anh thanh niên đều là những con người cống hiến âm thầm, lặng lẽ cho vùng đất Sa Pa, làm cho Sa Pa không hề lặng lẽ như tên gọi của nó mà luôn luôn sôi động với một nhịp sống khẩn trương của những con người hết mình hăng say lao động, cống hiến cho quê hương đất nước. |
................
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Trên đây là tất cả những gì có trong Bộ câu hỏi đọc hiểu Ngữ văn lớp 9 Hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản 9 mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Bộ câu hỏi đọc hiểu Ngữ văn lớp 9 Hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản 9 , hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.

Bạn cần đưa danh sách của mình lên nvad.biz? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
Post Comment
(*) Lưu ý:
+ 1: Bạn phải sử dụng email thật, một email xác thực sẽ được gửi đi sau khi bạn gửi comment để xác nhận bạn không phải là người máy. Nếu bạn không xác nhận email, comment của bạn CHẮC CHẮN sẽ không được duyệt.
+ 2: Bạn chỉ cần xác thực email cho lần đầu tiên, những lần sau sẽ không cần xác thực
+ 3: Chúng tôi sẽ không hiển thị công cộng email của bạn
05 Comments