Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2020 - 2021 22 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2020 - 2021 22 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD

  • Admin
  • 29-05-2021
  • 199 view

Với mong muốn đem đến cho các bạn học sinh lớp 9 có thêm nhiều tài liệu ôn thi giữa học kì 1, NVAD.biz xin giới thiệu Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2021 - 2021

Tài liệu bao gồm 22 đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 9 của tất cả các môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Với tài liệu này các bạn sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp các thầy cô có kinh nghiệm ra đề thi. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2021 - 2021

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 9 năm 2021

Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa 9

Chủ đề /Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng sáng tạo

 

 

 

Địa lí dân cư

 

- HS biết được VN là quốc gia đa dân tộc và có nhiều bản sắc khác nhau. Biết được tình hình phân bố dân cư, các loại hình quần cư

Hiểu được sự phân bố dân cư không đồng đều

- Giải thích được vai trò của sự phân bố dân cư và chất lượng cuộc sống có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển KT

 

 

 

 

 

Địa lí kinh tế

HS biết được Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế

- biết sử dụng Atlat địa lí và vẽ biểu đồ

- Phân tích được những thuận lợi – khó khăn và hiểu được các tài nguyên có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế

- Phân tích được vai trò và đặc điểm của dịch vụ, GTVt, BCVT trong đời sống

 

- HS vẽ và phân tích được một số biểu đồ

 

- HS đem ra 1 số giải pháp khắc phục khó khăn do thiên nhiên mang lại.

100%TSĐ: 10 điểm

40%TSĐ= 4 điểm

30% TSĐ = 3 điểm

20% TSĐ = 2 điểm

10% TSĐ =1 điểm

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa 9 

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn chữ cái đứng đầu đúng nhất: (mỗi câu 0.5đ)

Câu 1: Ngành công nghiệp trọng điểm chiếm tỉ trọng cao nhất nước ta là ngành công nghiệp

A. chế biến lương thực thực phẩm.

B. năng lượng.

C. điện.

D. dệt may.

Câu 2: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là:

A địa hình

B tài nguyên khoáng sản.

C. đất

D. khí hậu.

Câu 3: Các trung tâm dịch vụ lớn nhất, đa dạng nhất ở nước ta là:

A. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

B. Hà Nội, Đà Nẵng.

C. Hà Nội, Hải Phòng

D. TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,

Câu 4: Loại hình GTVT nào có vai trò quan trọng nhất?

A. Đường sắt

B. Đường bộ

C. Đường sông

D. Đường biển.

Câu 5: Cơ cấu ngành dịch vụ gồm:

A. Tiêu dùng, sản xuất, công cộng

B. thương nghiệp, dịch vụ sữa chữa, khách sạn

C. giao thông vận tải, bưu chính viễn thông

D. thương mại, du lịch.

Câu 6: Địa danh nào sau đây không thuộc tài nguyên du lịch tự nhiên?:

A. Cố đô Huế

B. Lăng Cô

C. Hồ Ba Bể

D. Hoa Lư

II. Tự luận

Câu 1: Hãy nêu những thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta? (3đ)

Câu 2: Trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta (2 đ)

Câu 3: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp nước ta ? (2 đ)

Câu 4: Dựa vào bảng số liệu dưới đây em hãy: (3 đ)

a. Vẽ biểu đồ thich hợp thể hiện cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2005.

b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, em hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nước ta thời kì 1991 - 2005. (Đơn vị: %)

Năm 1991 1995 1999
2005
Tổng số 100 100 100 100
Nông – Lâm – Ngư nghiệp 40.5 27.2 25.4 21.0
Công nghiệp – Xây dựng 23.8 28.8 34.5 41.0
Dịch vụ 35.7 44.0 40.1 38.0

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa 9

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 1

a/ Thành tựu

- Tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Đã hình thành một số ngành trọng điểm như dầu khí, điện, chế biến lương thực, thực phẩm...

- Sự phát triển của ngành sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu thúc đẩy ngoại thương & đầu tư nước ngoài

- Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực & toàn cầu, nước ta đã trở thành thành viên của WTO

b/ Khó khăn và thách thức:

-Sự phân hóa giàu nghèo, còn các xã nghèo ở vùng sâu, vùng xa.

-Tài nguyên khai thác quá mức, môi trường ô nhiễm.

-Vấn đề việc làm chưa đáp ứng đủ.

-Biến động của thị trường TG, các thách thức khi tham gia AFTA, WTO.

WTO

 

(0.25)

(0.5 đ)

 

(0.5 đ)

 

(0.25)

(0.5 đ)

(0.25)

(0.25)

(0.5)

Câu 2

- Dân cư nước ta phân bố không đều

+ Tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.

+ Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau (khoảng 74% dân số sinh sống ở nông thôn)

( 1đ)

 

(0.5đ)

 

(0.5đ)

 

CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

*Dịch vụ sản xuất

- Thương nghiệp, DV sửa chữa

- Khách sạn, …

Dịch vụ tiêu dùng

- Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông

- Tài chính,…

Dịch vụ công cộng

- Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, thể thao

- Quản lí Nhà nước,…

 

 

Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, vì:

- Đây là khu vực có vị trí gần nước ta.

- Là khu vực đông dân, có tốc độ phát triển nhanh.

 

Câu 3

- Tài nguyên đất: đa dạng, vừa có đất phù sa, đất Feralít tạo điều kiện đa dạng cây trồng như cây công nghiệp, cây lương thực

- Tài nguyên khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa quanh năm có nguồn nhiệt cao, độ ẩm lớn, khí hậu phân bố rõ rệt theo chiều Bắc - Nam, theo mùa, theo độ cao tạo điều kiện cho cây cối xanh tươi quanh năm, trồng được cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới

- Tài nguyên nước: Sông ngòi ao hồ dày đặc, nguồn nước ngầm phong phú thuận lợi cho việc tưới tiêu, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.

- Tài nguyên sinh vật: nguồn động thực vật phong phú tạo điều kiện để thuần dưỡng các giống cây trồng, vật nuôi

(0.5đ)

(0.5đ)

 

(0.5đ)

 

(0.5đ)

 

Câu 4

a. Vẽ biểu đồ miền trong đó:

- Mỗi miền đúng tỉ lệ, có đơn vị, được

- Chú thích đúng, phù hợp với biểu đồ

- Tên biểu đồ, đơn vị %

b. Nhận xét: trong đó

Từ 1991 đến 2002, cơ cấu GDP nước ta chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực:

Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh (dẫn chứng)

Khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều tăng, trong đó tăng nhanh nhất là công nghiệp - xây dựng (dẫn chứng)

Thực tế này phản ánh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước


 Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2021 - 2021 22 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD

(2đ)

(1.5đ)

(0.25đ)

 

 

 

 

 

(0.25đ)

 

 

 

 

 

 

(1đ)

 

 

 

 

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021

Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9

Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Sáng tạo Tổng cộng

1. Đọc-hiểu

 

 

- Nhớ tên tác phẩm, tác giả.

- Nhận biết từ Hán việt, từ láy.

- Hiểu nội dung của đoạn thơ.

- Hiểu các phương thức biểu đạt và tác dụng của việc phối hợp các phương thức biểu đạt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

2

2,0

20%

2

2,0

20%

 

 

4

4,0

40%

2. Tập làm văn

Văn tự sự

Mở bài:

Giới thiệu về giấc mơ và người thân được gặp trong giấc mơ.

 

Kết bài:

+ Giấc mơ tan biến - trở về hiện thực - ấn tượng sâu sắc nhất của em về người thân.

+ Liên hệ nêu mong ước của bản thân.

 

Thân bài:

+ Kể hoàn cảnh diễn ra giấc mơ: + Kể cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa em và người thân.

+ Kể lại tình huống khiến em tỉnh giấc, tâm trạng, cảm xúc của em khi đó.

Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có tính sáng tạo.

 

 

 

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1/4

1,0

10%

¼

1,0

10%

1/4

3,0

30%

1/4

1,0

10%

1

6,0

60%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

2+ 1/4

3,0

30%

2+ ¼

3,0

30%

1/4

3,0

30%

1/4

1,0

10%

5

10,0

100%

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn 

I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“ Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”

(Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?. (1,0 điểm)

Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn thơ?. (1,0 điểm)

Câu 3: Tìm và giải thích nghĩa của từ Hán Việt trong hai câu thơ sau: (1,0 điểm)

“Bước dần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”.

Câu 4: Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của chúng? (1,0 điểm)

II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)

Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.

Đáp án đề thi giữa học kì 1 Văn 9 

I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm)

- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)

+ Đoạn thơ trích từ văn bản “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều).

+ Tác giả: Nguyễn Du.

- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)

+ Đạt một trong hai yêu cầu trên.

- Mức không đạt: (0 điểm)

+ Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 2: (1,0 điểm)

- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)

+ Các phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

+ Nội dung: Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.

- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)

+ Đạt một trong hai yêu cầu trên.

- Mức không đạt: (0 điểm)

+ Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 3: (1,0 điểm)

- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)

+ Từ Hán Việt:

Tiểu khê: Khe nước nhỏ

- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)

+ Đạt 1/2 yêu cầu trên.

- Mức không đạt: (0 điểm)

+ Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 4: (1,0 điểm)

- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)

+ Các từ láy: Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ.

+ Tác dụng: Có giá trị hình tượng và giá trị biểu cảm cao. Vừa gợi tả được hình ảnh của sự vật, vừa thể hiện được tâm trạng con người.

- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) :

+ Đạt một trong hai yêu cầu trên.

- Mức không đạt: (0 điểm)

+ Trả lời sai hoặc không trả lời.

II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)

— Tiêu chí về nội dung phần bài viết :

1. Mở bài : (1,0 điểm)

Giới thiệu về giấc mơ và người thân được gặp trong giấc mơ.

- Mức tối đa : (1,0 điểm)

+ Biết dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện hay, gây ấn tượng, có tính sáng tạo.

- Mức chưa đạt tối đa : (0,5 điểm)

+ Biết dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện nhưng chưa hay, còn mắc lỗi dùng từ, diễn đạt.

- Mức không đạt : (0 điểm)

+ Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có mở bài.

2. Thân bài : (3,0 điểm)

- Mức đạt tối đa: (3,0 điểm)

+ Kể hoàn cảnh diễn ra giấc mơ: Không gian, màu sắc, cảnh vật chủ đạo trong giấc mơ.

+ Kể cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa em và người thân:

Người thân có nét gì khác so với trước kia (Chú ý miêu tả diện mạo, hình dáng, y phục, cử chỉ, nét mặt, động tác, lời nói của người thân - so sánh hình dáng bên ngoài với tính cách bên trong trước đó và bây giờ).

Nội dung cuộc trò chuyện giữa em và người thân: Hỏi về công việc, cuộc sống hiện tại; nhắc lại kỉ niệm (sự gắn bó) giữa em và người thân; Lời động viên, nhắc nhở dặn dò của người thân đối với em....(kết hợp yếu tố biểu cảm).

+ Kể lại tình huống khiến em tỉnh giấc, tâm trạng, cảm xúc của em khi đó.

- Mức chưa đạt tối đa: (0,5-2,5 điểm)

+ Chỉ đạt một, hai trong ba yêu cầu trên.

- Mức không đạt: (0 điểm)

+ Sai kiến thức cơ bản hoặc không đề cập các ý trên.

3. Kết bài: (1,0 điểm)

- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)

+ Giấc mơ tan biến-trở về hiện thực-ấn tượng sâu sắc nhất của em về người thân.

+ Liên hệ nêu mong ước của bản thân.

- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)

+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.

- Mức không đạt: (0 điểm)

+ Kết bài sai kiến thức hoặc không có kết bài.

— Các tiêu chí khác: (1,0 điểm)

1. Hình thức: (0,5 điểm).

- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)

+ Viết bài văn đủ bố cục 3 phần, các ý sắp xếp hợp lí, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng.

- Mức không đạt: (0 điểm)

+ Không hoàn chỉnh bài viết, sai nhiều về lỗi chính tả, lỗi dùng từ diễn đạt, chữ viết xấu, khó đọc.

2. Tính sáng tạo: (0,5 điểm)

- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)

+ Bài viết sinh động, có nhiều ý hay, diễn đạt tốt.

+ Biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại vào viết văn tự sự.

- Mức không đạt: (0 điểm)

+ Giáo viên không nhận ra được những yêu cầu thể hiện trong bài viết hoặc học sinh không làm bài.

* Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân.

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021

Ma trận đề thi giữa học kì I môn GDCD 9

Cấp độ
Chủ đề
NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TỔNG
TNKQ TL TNKQ TL thấp cao

1.Chí công vô tư

Nhận biết được CCVT là giải quyết công việc theo lẽ phải

 

 

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

0,5

5%

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

2. Tự chủ

Nhận biết được biểu hiện của tự chủ

 

 

Hiểu được vì sao con ng cần tự chủ và để rèn luyện tính tự chủ cho bản thân

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1,0

0,5

5%

 

 

1,0

2,0

20%

 

 

Số câu: 2,0

Số điểm: 2,5

Tỉ lệ: 25%

3. Dân chủ kỉ luật

 

 

Hiểu và hành động thể hiện tính kỉ luật

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 

 

1

0,5

5%

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

4. Bảo vệ Hoà bình

Nhận biết về lòng yêu hoà bình

 

 

 

Phân biệt được cuộc ch/tr chính nghĩa và ch/tr phi nghĩa

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

0,5

5%

 

 

 

1

2,0

20%

 

Số câu: 2

Số điểm: 2,5

Tỉ lệ: 25%

5. Hợp tác cùng phát triển

 

 

Hiểu đúng khái niệm và điền đúng các cụm từ cho sẵn

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 

 

1,0

1,0

10%

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10%

6.Cho tình huống

 

 

 

 

 

Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống trong thực tiễn

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 

 

 

 

 

1,0

3,0

30%

Số câu: 1

Số điểm: 3,0

Tỉ lệ: 30%

T. số câu

T.số điểm

Tỉ lệ%

3

1,5

15%

 

2

1,5

15%

1

2,0

20%

1

2,0

20%

1

3,0

30%

8 câu

10 điểm

100%

Đề thi giữa học kì I môn GDCD lớp 9

A. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào một chữ cái đầu câu 1,2,3,4 em cho là đúng (mỗi câu được 0,5 điểm)

Câu 1: Chí công vô tư là?

A. Giải quyết công việc theo lẽ phải. 

B. Giải quyết công việc theo cảm tính.

C. Giải quyết công việc theo số đông.

D. Giải quyết công việc theo tình cảm

Câu 2: Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ ?

A. Luôn tự nhắc mình phải làm theo số đông.

B. Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình.

C. Luôn tự nhắc mình, không cần quan tâm đến các sự việc xung quanh.

D. Luôn có lập trường rõ ràng, thái độ từ tốn trước các sự việc.

Câu 3: Trong các hành động sau đây, hành động nào thể hiện tính kỉ luật ?

a.Theo bạn xấu rủ rê trốn học.

b. Ngồi học không nói chuyện riêng.

c. Đi học muộn vì mải xem phim.

d. Không tuân theo kế hoạch của lớp.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình ?

a. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.

b. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với mình.

c. Chung sống thân ái, khoan dung với mọi người xung quanh.

d. Sống khép mình mới tránh được mâu thuẫn, xung đột

Câu 5: Em hãy chọn những cụm từ sau đây điền vào chỗ ….. để hoàn thành khái niệm thế nào là hợp tác cùng phát triển?(1,0 điểm)

(chung sức; lợi ích; mục đích; hỗ trợ; hoà bình; quốc gia)

* Hợp tác là cùng ………(1)……….làm việc, giúp đỡ …… (2)………….lẫn nhau trong công việc trên lĩnh vực nào đó vì ………(3)……………chung.

*Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại ………(4)………….của người khác.

B. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 6: ( 2,0 điểm)

Vì sao con người cần phải biết tự chủ? Em hãy nêu cách rèn luyện tính tự chủ của bản thân?

Câu 7: (2,0 điểm)

Em hãy phân biệt cuộc chiến tranh chính nghĩa và cuộc chiến tranh phi nghĩa?

Câu 8 : ( 3,0 điểm)

Cho tình huống:

Bạn Hà là cán bộ lớp học giỏi, nhiệt tình trong các hoạt động của lớp, trường, được thầy cô và bạn bè đánh giá cao. Vì vậy, Hà được các bạn trong lớp bầu đi dự Đại hội đại biểu học sinh ưu tú. Nhưng có một số bạn không tán thành vì Hà hay phê bình thẳng thắn các bạn đó mỗi khi các bạn đó có việc làm sai trái.

Hỏi:

a/ Em có đồng tình việc làm của các bạn trong lớp Hà không? Vì sao?

b/ Nếu là thành viên của lớp đó, em sẽ làm gì?

Đáp án đề thi giữa học kì I môn GDCD lớp 9

I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm )

Câu 1 a
Câu 2 d
Câu 3 b
Câu 4 c
Câu 5 Hs lần lượt điền đúng: chung sức; hỗ trợ; mục đích; lợi íchmỗi ý đạt 0,25đ (4 ý)

II. Tự luận:( 7,0 điểm )

Câu Nội dung Điểm

 

6

( 2,0 điểm)

* Con người cần tự chủ vì:

- Tự chủ là đức tính quý giá. Nhờ có tính tự chủ mà con người biết sống đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa.

- Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn, thử thách, cám dỗ.

* Cách rèn luyện tính tự chủ của HS:

- Suy nghĩ kĩ trước khi hành động.

- Sau mỗi việc làm xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa

- Bình tĩnh, ôn hòa, lễ độ.

- Không theo lời rủ rê, lôi kéo làm những việc xấu.

 

1,0

 

 

 

 

1,0

 

 

7

(2,0 điểm)

 

 

 

 

 

*Cuộc chiến tranh chính nghĩa:

-Tiến hành đấu tranh chống xam lược

- Bảo vệ độc lập tự do

- Bảo vệ hoà bình

*Cuộc chiến tranh phi nghĩa:

- Gây chiến tranh giết người cướp của

- Xâm lược đất nước khác

- Phá hoại hoà bình…..

 

1,0

 

 

 

1,0

 

8

(3,0 điểm)

 

 

 

YC HS nêu được các ý cơ bản sau:

a, Đồng tình với các bạn trong lớp bầu bạn Hà dự đại hội học sinh ưu tú.

b, Em có thể phân tích cho cả lớp thấy ý kiến phản đối Hà là chưa vô tư trong nhận xét, đánh giá người khác, mà vì bị phê bình nên phản đối bạn là biểu hiện không chí công vô tư.

 

1,5

 

1,5

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: 

Khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất.

Câu 1. Ba nước đầu tiên ở Đông Nam Á lật đổ chính quyền thực dân ngay trong năm 1945 là

A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.

B. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Trung Quốc.

C. Thái Lan,Việt Nam, Campuchia.

D. Ma-lai-xi-a, Lào, Mi-an-ma.

Câu 2. Mục tiêu quan trọng nhất của tổ chức ASEAN là

A. tập trung vào vấn đề an ninh và ổn định khu vực.

B. tập trung hợp tác mọi mặt về quốc phòng.

C. phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung .

D. liên minh quân sự, chính trị ,văn hóa giáo dục, quốc phòng,kinh tế.

Câu 3. Việt Nam gia nhập ASEAN khi nào?

A. 8/8/1976.

B. 28/7/1995.

C. 8/7/1997.

D. 30/4/1999.

Câu 4. Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 là

A. từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.

B. nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh.

C. sự ra đời của khối ASEAN.

D. ngày càng mở rộng đối ngoại hợp tác .

Câu 5. Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm mấy nước?

A. 10 nước

B. 11 nước

C. 12 nước

D. 13 nước

Câu 6. Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)thành lập với sự tham gia cua các nước

A. Lào, Việt Nam, Mi an ma, Phi lip pin, Xin ga po.

B. In đô nê xi a, Ma lai xi a, Phi lip pin, Xin ga po, Việt Nam

C. Campuchia, Ma lai xi a, Phi lip pin, Xin ga po, Thái Lan

D. In đô nê xi a, Ma lai xi a, Phi lip pin, Xin ga po, Thái Lan

Câu 7. Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực

A. phồn vinh

B. hòa bình

C. mậu dịch tự do

D. ổn định và phát triển

Câu 8. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực

A. Bắc Phi.

B. Nam Phi

C. Trung Phi.

D. Tây Phi.

Câu 9. Sự kiện nào đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi?

A. Cách mạng Cu-ba thành công.

B. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ.

C. Các quốc gia Đông Nam Á giành độc lập.

D. Cách mạng Trung Quốc giành thắng lợi.

Câu 10. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân tồn tại ở Cộng hòa Nam Phi dưới hình thức

A. chế độ phân biệt chủng tộc.

B. chế độ thực dân.

C. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

D. chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

Câu 11. Nen -xơn -man- đê- la là tổng thống da đen đầu tiên của

A. Đức.

B.Chi-lê.

C. Nam Phi .

D. Cu-ba.

Câu 12. Trong lịch sử thế giới thế kỉ XX, năm 1960 được gọi là

A. năm châu Mĩ.

B. năm châu Phi.

C. năm lục địa bùng cháy.

D. năm lục địa mới trỗi dậy.

Câu 13. Chế độ A pac thai đã bị đánh đổ ở Nam Phi năm

A. 1993

B. 1994

C. 2000

D. 2010

Câu 14. Vị lãnh tụ đã dẫn dắt cách mạng Cuba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ và từng bước tiến lên CNXH là ai ?

A. Nen -xơn -man- đê- la

B. Chê Ghê-va-na.

C. Gooc-ba-chop.

D. Phi-đen Cax-tơ-rô.

Câu 15. Sự kiện lịch sử mở đầu cho cách mạng Cu – ba là

A. cuộc tấn công vào pháo đài Môn – ca – đa( 26/7/1953 ).

B. nghĩa quân Cu – ba mở cuộc tấn công ( 1958 ).

C. cuộc đổ bộ của tàu “Gran - ma” lên đất Cu – ba ( 1956 )

D. nghĩa quân Cu – ba chiếm lĩnh thủ đô La – ha – ba – na ( 1/1/1959 )

II- PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1.( 1,5 điểm)

So sánh sự khác biệt giữa phong trào GPDT ở châu Á,châu Phi và Mĩ La tinh?

Câu 2 (2,5 điểm)

Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á?

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 9

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM:

CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
ĐA A C B A B D C A B A C B A D A

II- PHẦN TỰ LUẬN:

Câu Đáp án Điểm

 

 

 

 

1

- Phong trào GPDT ở châu Á, châu Phi là chống đế quốc và tay sai, giành độc lập tự do dân chủ, thành lập Nhà nước độc lập.

- Phong trào GPDT ở Mĩ La- tinh là đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.

1,0

 

1,0

+ Trong kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta Phiđen Caxtơrô là nguyên thủ nước ngoài duy nhất vào tuyến lửa Quảng Trị để động viên nhân dân ta.

- Bằng trái tim và tình cảm chân thành, Phiđen và nhân dân Cu Ba luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân VN “Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sang hiến cả máu”.

+ Sau 1975 Cu Ba đã giúp nhân dân ta xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện Cu Ba ở Đồng Hới (Quảng Bình).

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

 

2

- Xu hướng nổi bật đầu tiên là mở rộng thành viên ASEAN từ Asean 6 thành Asean 10.Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.

- Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực ĐNA hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh. Một chương mới mở ra trong khu vực Đông Nam Á.

0,5

 

 

0,5

Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 9


Cấp độ

Tên

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Cấp độ thấp Cấp độ cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 1

Các nước Đông Nam Á

Nhận biết về tình hình các nước Đông nam Á và tổ chức Asean

 

 

 

Hiểu về tình hình các nước Đông nam Á và tổ chức Asean

 

 

 

Lí giải từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong

lịch sử khu vực Đông Nam Á

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Số câu: 4,0 câu

Số điểm: 1,6đ

 

Số câu: 3,0 câu

Số điểm: 1,2 đ

Số câu: 1,0 câu

Số điểm: 1,0 đ

 

 

 

 

Số câu: 8,0 câu

Số điểm: 3,8đ

Chủ đề 2.

Các nước châu Phi

Biết về những sự kiện cách mạng châu Phi

 

 

 

 

Hiểu về bản chất của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi

 

 

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Số câu: 5,0 câu

Số điểm: 2,0đ

 

Số câu: 1,0 câu

Số điểm: 0,4đ

 

 

 

 

 

Số câu: 6,0 câu

Số điểm: 2,4 đ

Chủ đề 3.

Các nước Mĩ La-tinh

 

Biết tên lãnh tụ Cu Ba

 

 

 

 

Hiểu về Cách mạng Cu Ba

 

 

 

 

 

 

Vận dụng kiến thức chỉ ra sự khác biệt trong phong trào đấu tranh của các dân tộc A, Phi, Mĩ La-tinh

 

 

 

Những hiểu biết về mối quan hệ Việt Nam-Cu Ba

 

 

Số câu

Số điểm

Số câu: 1,0 câu

Số điểm: 0,4đ

 

Số câu: 1,0 câu

Số điểm: 0,4đ

 

 

Số câu: ½ câu

Số điểm :2,0đ

 

Số câu: ½ câu

Số điểm: 1,0 đ

Số câu: 3,0

Số điểm: 3,8đ

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 10 câu

Số điểm: 4,0

40%

Số câu: 6 câu

Số điểm: 3,0

30%

Số câu: 1/2 câu

Số điểm: 2,0

20%

Số câu: ½ câu

Số điểm: 1,0đ

10%

Số câu

17

100%

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2021

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3đ)

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây (0,25đ)

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch KOH?

A. CO2, Na2O, SO3

B. N2O, BaO, CO2

C. N2O5, P2O5, CO2

D. CuO, CO2, Na2O

Câu 2. Cho 16 gam bột CuO tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch đã dùng là?

A. 0,1M

B. 1M

C. 0,2M

D. 2M

Câu 3. Cho dãy các oxit sau: FeO, CaO, CuO, K2O, BaO, CaO, Li2O, Ag2O. Số chất tác dụng được vơi H2O tạo thành dung dịch bazơ?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 4. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được 2 chất bột P2O5 và CaO

A. H2O

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch NaCl

D. CO2

Câu 5. Cho các chất: MgO, Mg(OH)2, MgCO3 và Mg. Chất nào sau đây phản ứng được với cả 4 chất trên?

A. H2O

B. HCl

C. Na2O

D. CO2

Câu 6. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc người ta làm như thế nào?

A. Rót từ từ nước vào lọ đựng axit

B. Rót từ từ axit đặc vào lọ đựng nước

C. Rót nhanh nước vào lọ đựng axit

D. Rót nhanh axit đặc vào lọ đựng nước

Câu 7. Cho biết hiện tượng của phản ứng sau: Khi cho axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng một lá đồng nhỏ và đun nóng nhẹ.

A. Kim loại đồng không tan.

B. Kim loại đồng tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí không màu thoát ra.

C. Kim loại đồng tan dần, dung dịch không màu có khí màu hắc thoát ra.

D. Kim loại đồng chuyển màu đen, sau đó tan dần, dung dịch có màu xanh lam và khí mùi hắc thoát ra.

Câu 8. Một phần lớn vôi sống được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học. Công thức hóa học của vôi sống là:

A. Na2O

B. MgO

C. CaO

D. BaO

Câu 9. Cho 12,8 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư. Thể tích khí sunfuro (đktc) thu được sau khi kết thúc phản ứng là:

A. 4,48 lít

B. 5,6 lít

C. 3,36 lít

D. 6,72 lít

Câu 10. Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 0,1M với 300ml dung dịch NaOH 0,1M. Nhúng quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng , hiện tượng quan sát được là:

A. quỳ tím chuyển sang màu xanh

B. quỳ tím chuyển sang màu đỏ

C. quỳ tím bị mất màu

D. quỳ tím không đổi màu

Câu 11. Điện phân dung dịch natri clorua NaCl trong bình điện phân có màng ngăn tại cực dương thu được

A. khí clo

B. dung dịch NaOH

C. Khí hidro

D. dung dịch HCl

Câu 12. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được khi cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là

A. 4,48 lít

B. 5,6 lít

C. 6,72 lít

D. 8,96 lít

II. TỰ LUẬN (7đ)

Câu 1. (2đ). Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau và ghi rõ điều kiện (nếu có)

Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3

Câu 2.(2đ) Chỉ dung quỳ tím, nhận biêt các dung dịch đựng riêng biệt trong các ống nghiệm sau bằng phương pháp hóa học: HCl, H2SO4, Ba(OH)2, Na2SO4, KNO3

Câu 3. (2đ) Cho 1,82 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 0,2M.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học

b) Tính thành phần % khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp.

Câu 4. (1đ) Từ 160 tấn quặng pirit sắt FeS2 (chứa 40% lưu huỳnh) người ta sản xuất được 147 tấn axit sunfuric. Tính hiệu suất quá trình sản xuất axit sunfuric.

Đề kiểm tra giữa học kì I lớp 9 môn tiếng Anh năm 2021

PHÒNG GD & ĐT …………..

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN THI: TIẾNG ANH - LỚP 9

Thời gian làm bài: 45. phút

I. Circle the word of which the underlined sound is pronounced differently from the others (1m)

1.

A. divide

B. religion

C. primary

D. comprise

2.

A. compulsory

B. industry

C. hamburger

D. eruption

3.

A. enjoyed

B. invited

C. mended

D. lasted

4.

A. machine

B. chair

C. check

D. child

II. Choose the correct answer for each sentence (2ms)

1.Vietnamese people are very ……….......... .

A. friend

B. friendly

C. friendship

D. friendliness

2. Let’s about my problem.

A. talk

B. talking

C. to talk

D. talked

3.Vietnam is a …………country. The weather is usually hot there.

A. tropical

B. cold

C. warm

D. heat

4.The doctor ...................... me not to stay up too late at night.

A. advised

B. suggested

C. insisted

D. forced

5.She was sick yesterday,……….she was absent from school .

A. since

B. so

C. because

D. but

6.My friend is fond of ……….TV in the evening.

A. watching

B. to watch

C. watch

D. watched

7. Some designers have taken______ from Vietnam’s ethnic minorities.

A. inspiration

B. education

C. impression

D. tradition

8. Jeans ______all over the world today.

A. is sold

B. was sold

C. will be sold

D. are sold

III. Give the correct form of the verbs in brackets.(1m)

1.I (see) her recently. .............................................

2. The children often love (watch) cartoons. .......................

3. I wish It (not rain) tomorrow. .............................................

4.This exercise must (do) carefully. ...................................

IV. Give the correct form of these words (1m)

1. These clothes look very ............................ . (fashion)

2. Some designers have ...................... the Ao Dai by priting lines of poetry on it. (modern)

3. Nguyen Du is a famous Vietnamese ………………. . ( poem )

4.He always wears a ……………….shirt. ( stripe )

V. Choose the suitable words from the box to fill in the blanks (1m)

Widely, population, religion, exports, instruction, climate, divided , of

Malaysia is a country in South - East Asia. It is a member of the Association of South East Asian Nations . It consists ………(1) the Malay Peninsula and Sarawak and Sabah on the island Boneo. It is …………(2) into regions, known as West Malaysia and East Malaysia. It has a ……………(3) of about 17.886.000. It has a tropical …………(4). It is the world’s biggest producer of palm oil, and it ………. (5) rubber, tin, and gas. Apart from Islam, the country’s official ……….. (6), there are Buddhism, Hinduism, Christianity. Malaysian people speak Bahasa Malaysia as a mother tongue. It is the language of ……….(7) in all secondary schools. English, Chinese, and Tamil are also ………..(8) spoken in this country.

VI. Read the text then answer the questions: (2m)

The Northern and the Southern parts of Vietnam have very different types of weather at the same time of the year.

In the South, for example, there are two main seasons, the wet and the dry. The wet season lasts from May to November. There is a lot of rain during this period. The dry season lasts from December to April. It is very hot and humid during the time.

The North also has two seasons. They are called winter and summer. Winter lasts from November to April. The weather at this time is cool and dry. The North’s hot summer lasts from May to October. During the summer period it is very sunny and wet.

Questions:

1. Is the weather between the North and the South parts of Vietnam different?

..............................................................................

2. How many seasons are there in the South?

..............................................................................

3. How long does the wet season in the South last?

..............................................................................

4. What is the weather like in the North in winter ?

..............................................................................

VII. Rewrite these sentences (1m)

1. What a pity! I can’t speak English well.

I wish..............................................................................

2. They built this hotel six months ago.

This hotel ..............................................................................

3. He likes wearing Jeans.

He is..............................................................................

4. It isn’t necessary for me to wear the Ao dai today.

I don’t ..............................................................................

VIII. Complete these sentences using the given words (1m)

1. She/ wish/ have/ big house.

..............................................................................

2. Rice/ grow/ tropical countries.

..............................................................................

IX. Read the following passage and choose the best answer.

We don’t only choose clothes to make us look…1…., we also use them to tell the world …2….our personality. The clothes we wear and our …3….as a whole give other people useful information about what we think…4….we feel. If we feel cheerful, we usually wear …5….clothes and if we feel …6….we sometimes put on dark clothes. But why do teenagers wear black so…7….? Is it because they feel miserable all …8….? This is unlikely to be the case. It is probably just because it is …9….to wear black, and young people they are real fans of …10…. .

1.

A. attract

B. attractive

C. attractively

D. attraction

2.

A. of

B. with

C. by

D. about

3.

A. appear

B. appearance

C. appeared

D. appearing

4.

A. which

B. what

C. how

D. when

5.

A. colorful

B. colors

C. colorfully

D. colorless

6.

A. depress

B. depressed

C. depressing

D. depression

7.

A. frequent

B. frequency

C. frequently

D. frequenty

8.

A. the time

B. the day

C. the week

D. the month

9.

A. fashion

B. fashionable

C. fashioner

D. fashioned

10.

A. fashion

B. fashionable

C. fashioner

D. fashioned

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Toán năm 2021

TRƯỜNG THCS………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Năm học: 2020– 2021
Môn: Toán 9
Thời gian làm bài: 90 phút

Bài 1: (1 đ) : Tìm điều kiện của x để các căn thức sau có nghĩa.


 Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2021 - 2021 22 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD


 Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2021 - 2021 22 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD

Bài 2: Tính : (2 đ)


 Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2021 - 2021 22 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD


 Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2021 - 2021 22 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD


 Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2021 - 2021 22 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD


 Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2021 - 2021 22 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD

Bài 3 : Rút gọn biểu thức : (1 đ)


 Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2021 - 2021 22 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD


 Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2021 - 2021 22 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD

Bài 4 : (1 đ) Tìm x, biết


 Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2021 - 2021 22 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD

Bài 5: Cho biểu thức


 Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2021 - 2021 22 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD
với
 Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2021 - 2021 22 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD

a) Rút gọn A

b) Tìm x để F =
 Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2021 - 2021 22 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD

Bài 6 (3 đ): Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH chia cạnh huyền BC thành hai đoạn : BH = 4 cm và HC = 6 cm.

a) Tính độ dài các đoạn AH, AB, AC.

b) Gọi M là trung điểm của AC.

Tính số đo góc AMB (làm tròn đến độ).

c) Kẻ AK vuông góc với BM. Chứng minh : BKC ~ D

Đề thi giữa học kì I môn Sinh học lớp 9 năm 2021

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học 

SỞ GD&ĐT………….
TRƯỜNG ………..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I.
Năm học 2021 - 2021
Lớp 9
Môn: Sinh học.
Thời gian làm bài: .... phút

A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái( A, B, C hoặc D) đứng trước mỗi câu trả lời đúng.

Câu 1: Muốn biết kiểu gen của cơ thể F1 là đồng hợp hay dị hợp, người ta thường dùng phương pháp:

A. lai phân tích 

B. giao phấn

C. tự thụ phấn.

D. lai với một cơ thể đồng hợp trội.

Câu 2: Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:

A. tỉ lệ 1 quả đỏ: 1 quả vàng.

C. toàn quả vàng.

B. tỉ lệ 3 quả đỏ: 1 quả vàng.

D. toàn quả đỏ.

Câu 3: Ở bò sát, cặp NST giới tính của:

A. con cái là XY, con đực là XX.

B. con cái là XX, con đực là XY.

C. con cái là XO, con đực là XX.

D. con cái là XX, con đực là XO.

Câu 4: Từ 10 noãn bào bậc I, qua giảm phân sẽ cho:

A. 10 thể định hướng và 10 trứng.

B. 20 thể định hướng và 20 trứng.

C. 30 thể định hướng và 10 trứng.

D. 30 thể định hướng và 30 trứng.

Câu 5: Các gen phân li độc lập, kiểu gen AaBb có thể tạo ra được những loại giao tử nào?

A. AB, aB, ab C. Ab, aB, ab

B. AB, Ab, aB, ab.

D. AB, Ab, aB

Câu 6: Kiểu gen dị hợp hai cặp gen là

A. Aabb 

B. aaBb

C. AABb

D. AaBb

Câu 7: Trong chu kì tế bào, sự tự nhân đôi NST diễn ra ở:

A. kì trung gian. 

B. kì đầu.

C. kì giữa.

D. kì sau và kì cuối.

Câu 8: Tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là tính trạng:

A. trội. 

B. lặn.

C. đồng tính

D. trội không hoàn toàn.

Câu 9: Trong giảm phân, hiện tượng NST kép xoắn cực đại và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra ở kì nào?

A. Kì đầu I. 

B. Kì đầu II.

C. Kì giữa I.

D. Kì giữa II.

Câu 10: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II, trong tế bào đó có:

A. 8 NST đơn. 

B. 8 NST kép.

C. 16 NST đơn.

D. 16 NST kép.

Câu 11: Người có 2n = 46. Về lí thuyết số gen liên kết ở người là:

A. 48 

B. 46

C. 24

D. 23

Câu 12: Khi cho cây đậu thân cao (A) lai với cây đậu thân thấp (a), F1 thu được tỉ lệ 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp. Kiểu gen của phép lai là:

A. P: AA x aa 

B. P: AA x AA

C. P: Aa x aa

D. P: Aa x Aa

B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm )

Câu 1 (2,0 điểm) Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó và nêu chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng

Câu 2 (1,0 điểm) Thế nào là di tryền liên kết?

Câu 3 (2,0 điểm) Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường.

Câu 4 ( 2,0 điểm) Cho lai hai giống cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng với nhau được F1 toàn cà chua quả đỏ. Khi cho các cây F1 giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?

Vẽ sơ đồ lai từ P → F2.

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học

A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu 1: A

Câu 2: D

Câu 3: A

Câu 4: C

Câu 5: B

Câu 6: D

Câu 7: A

Câu 8: A

Câu 9: C

Câu 10: A

Câu 11: D

Câu 12: C

B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm

Câu Nội dung Điểm

 

 

 

 

Câu 1

2,0 điểm

- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa.

- Nô tả cấu trúc của NST:

+ Ở kì giữa, NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em( crômatit), gắn nhau ở tâm động(eo thứ nhất). Tâm động là nơi đính NST vào sợi tơ thoi vô sắc trong thoi phân bào. Một số NST còn có eo thứ hai.

+ Mỗi crômatit gồm chủ yếu một phân tử ADN và prôtêin loại histôn

- Chức năng của NST:

+ NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN.

+ Nhờ sự tự sao của ADN → sự tự nhân đôi NST

+ Nhờ đó các gen quy định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

0,25

 

0,5

 

 

0,25

 

0,25

0,25

0,5

Câu 2

1,0 điểm

Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyue62n cùng nhau được quy định bởi các gen trên một NST, cùng phân li trong quá trình phân bào.

 

1,0

Câu 3

2,0 điểm

NST giới tính NST thường
Chỉ có một cặp Có số cặp lớn hơn 1
Tồn tại thành từng cặp tương đồng(XX), khác nhau giữa cá thể đực và cái Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau ở cả hai giới tính.
Mang gen quy định tính đực cái và các tính trạng liên quan hoặc không liên quan với giới tính. Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể.

 

 

0,5

 

1,0

 

0,5

Câu 4

2,0 điểm

- Theo đề bài P thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, F1 toàn cà chua quả đỏ → Quả đỏ là tính trạng trội, quả vàng là tính trạng lặn.

- Quy ước: Gọi A là gen quy định tính trạng quả đỏ.

Gọi a là gen quy định tính trạng quả vàng.

-Sơ đồ lai:

P: AA x aa

GP A a

F1 Aa

F1 x F1 Aa x Aa

GF1 A , a A, a

- Kết quả: KG F2 1 AA : 2Aa : 1 aa

KH F2 3 quả đỏ : 1 quả vàng

 

0,25

 

0,25

 

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

............

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Trên đây là tất cả những gì có trong Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2020 - 2021 22 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2020 - 2021 22 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Toán, Văn, Sử, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tiếng Anh, GDCD , hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.

Facebook
Bạn cần đưa danh sách của mình lên nvad.biz? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
05 Comments

Post Comment

(*) Lưu ý:
+ 1: Bạn phải sử dụng email thật, một email xác thực sẽ được gửi đi sau khi bạn gửi comment để xác nhận bạn không phải là người máy. Nếu bạn không xác nhận email, comment của bạn CHẮC CHẮN sẽ không được duyệt.
+ 2: Bạn chỉ cần xác thực email cho lần đầu tiên, những lần sau sẽ không cần xác thực
+ 3: Chúng tôi sẽ không hiển thị công cộng email của bạn