Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020 - 2021 10 Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020 - 2021 10 Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8

  • Admin
  • 02-02-2021
  • 257 view

NVAD.biz xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 8 tham khảo tài liệu Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021 - 2021.

Tài liệu bao gồm 10 đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án chi tiết kèm theo. Tài liệu giúp các bạn học sinh hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi cho các thầy cô giáo. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các em ôn tập và đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Ngoài ra các bạn học sinh lớp 8 tham khảo thêm một số đề thi học kì 1 môn Toán, môn Ngữ văn, Lịch sử, Hóa học.

Bộ đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021

Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn

Đề thi học kì 1 Văn 8 - Đề 1

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4:

… “Chúng ta phải tôn trọng và giữ gìn quốc ca, phải hiểu đúng sứ mệnh lịch sử của nó, chúng ta tin giai điệu của quốc ca sẽ mãi đi cùng “nước non Việt Nam ta vững bền”.

Hát quốc ca như thế nào cũng cần phải chấn chỉnh, không thể hát khoán cho xong chuyện. Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các âm vực và bè trầm, bè nổi; người thì hát nhanh, kẻ lại hát chậm như “kéo xe bò”. Rồi thỉnh thoảng lại phô ra một giọng hát sai cả nhạc lẫn lời. Đó chính là thể hiện ý thức của người hát quốc ca. Từ khi bắt đầu học trường tiểu học, ai cũng được học và hát quốc ca mỗi sáng thứ hai chào cờ. Vậy mà vẫn có nhiều người không thuộc hoặc hát sai nhạc, sai lời”...

(Theo https://petrotimes.vn, Đức Toàn, Chào cờ sao không hát quốc ca?)

Câu 1. Xác định ý nghĩa các dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích: “nước non Việt Nam ta vững bền”, “kéo xe bò”.

Câu 2. Phân tích cấu tạo câu: Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các âm vực và bè trầm, bè nổi; người thì hát nhanh, kẻ lại hát chậm như “kéo xe bò”.

Câu 3. Chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu vừa phân tích.

Câu 4. Cho biết thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích.

II. Tạo lập văn bản:

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước.

Câu 2: Đóng vai nhân vật Xiu kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O’ henry.

Đề thi học kì 1 Văn 8 - Đề 2

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)

Cho đoạn văn: (.. .) Làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳn- chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

Câu 1 (1 điểm). Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản.

Câu 2 (1 điểm). Nhân vật “tôi” trong đoạn là ai? Nhân vật đó có vai trò thế nào trong văn bản?

Câu 3 (1 điểm). Xác định câu ghép trong đoạn.

Câu 4 (2 điểm). Kỷ niệm tuổi thơ luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người. Với cảm hứng được khơi gợi từ văn bản có những câu văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn về một kỉ niệm sâu sắc của mình.

2./ Tạo lập văn bản:(5 điểm):

Câu 5 Thuyết minh về cây bút bi.

Đề thi học kì 1 Văn 8 - Đề 3

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

“Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Hoàng Thổ, là cánh thảo nguyên Ka-ra mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một cái thảm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến chân trời phía tây.”

(Ngữ văn 8 - tập 1)

Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.

Câu 3: (1.0 điểm) Hình ảnh làng Ku-ku-rêu hiện lên như thế nào?

Câu 4: (1.0 điểm) Nêu nội dung của đoạn trích trên.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Qua đoạn trích Chiếc lá cuối cùng (trích từ tác phẩm cùng tên của OHenri), em hãy viết một đoạn văn (từ 25 - 30 dòng) phân tích nhân vật cụ Bơ-men.

Câu 2: (5.0 điểm) Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

Đề thi học kì 1 Văn 8 - Đề 4

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

- Cụ bán rồi ?

- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”

(Sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

Câu 1: (2 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Thể hiện nội dung gì?

Câu 2: (1 điểm) Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn? Chỉ rõ tác dụng của các từ tượng thanh, tượng hình?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Thông qua nhân vật lão Hạc (phần đọc, hiểu, văn bản đã học) em rút ra cho mình được bài học nào về nhân cách sống? (Viết thành đoạn văn 4-8 câu).

Câu 2: (5 điểm) Thuyết minh về cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1.

Đề thi học kì 1 Văn 8 - Đề 5

PHẦN I- VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”

(Ngữ văn 8 – Tập một)

Câu 1: (1 điểm) Em hãy cho biết đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, tác giả là ai?

Câu 2: (1 điểm) Rút ra bài học từ đoạn văn trên .

Câu 3: (2 điểm) Tìm câu ghép trong đoạn văn trên, xác định chủ ngữ, vị ngữ và nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó.

PHẦN II- LÀM VĂN: (6 điểm)

Giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.

Đáp án đề thi môn Ngữ văn lớp 8

Đáp án đề kiểm tra Văn 8 - Đề 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Đọc - hiểu

1

- “nước non Việt Nam ta vững bền”: đánh dấu phần được trích dẫn trực tiếp từ lời bài hát quốc ca.

- “kéo xe bò”: mỉa mai cách hát quốc ca sai nhạc.

0,5

 

0,5

2

Một tập thể hát quốc ca/ không thể hát với đủ các âm vực và

     CN1                 VN1

bè trầm, bè nổi; người/ thì hát nhanh,

CN2                  VN2

kẻ/ lại hát chậm như “kéo xe bò.

CN3              VN3

1,0

3

- Vế 1 – 2 – 3: Quan hệ bổ sung.

- Vế 2 – 3: Quan hệ tương phản.

0,5

0,5

4

Thái độ: Trân trọng, tự hào về bài quốc ca và phê phán những người có ý thức kém khi hát quốc ca.

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần Tạo lập văn bản

1.

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau:

- Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên.

· - Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua học tập, lao động để làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước, qua sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc, qua quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy.

· - Tình yêu quê hương đất nước giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội; giúp gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.
- Nếu không có tình yêu thương đối với quê hương đất nước thì cuộc sống con người không còn hoàn chỉnh và thiếu đi nhiều ý nghĩa.

· - Trong xã hội hiện nay, một bộ phận người dân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm với mọi người, không biết đóng góp xây dựng quê hương đất nước ngược lại còn có những hành vi gây hại đến lợi ích chung của cộng đồng,…

- Khẳng định lại nhận định của em về tình yêu quê hương đất nước (quan trọng, cần thiết,…). Đưa ra lời khuyên cho mọi người.

d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

(Trong khoảng 15 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm; HS trình bày theo hướng khác nhưng hợp lí vẫn cho điểm).

0,25

0,25

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

0,25

 

 

 

 

 

2

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài.

0,25

b. Xác định đúng vấn đềvà yêu cầu tự sự.

0,25

c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn tự sự, chú ý kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm. Có thể trình bày theo hướng sau:

1. Mở bài: Giới thiêu được nhân vật tôi - người kể chuyện. Nêu được nội dung cần kể lại.

2. Thân bài:

* Nhân vật Xiu kể lại quá trình hồi sinh của Giôn- xi.

+ Xiu giới thiệu về hoàn cảnh sống và tâm trạng của Giôn-xi khi chờ đợi cái chết.

- Xiu giới thiệu được hoàn cảnh sống của Giôn-xi. (nghề nghiệp, tuổi tác, đặc biệt đang trong tình trạng bệnh tật và nghèo khó, có cụ Bơ-men là hàng xóm và cùng làm nghề họa sĩ).

- Tâm trạng của Giôn- xi khi chờ đợi cái chết như thế nào (chán nản, thẫn thờ chờ chiếc là thường xuân cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời).

+ Xiu kể về tâm trạng của Giôn-xi khi hồi sinh nhờ chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ (cần kể chi tiết).

- Khi chiếc lá thường xuân vẫn còn đó trong một đêm mưa tuyết Giôn-xi đã bừng tỉnh và ngắm nhìn nó thật lâu, sau đó cô đã nói với Xiu những gì, cô muốn ăn, làm đẹp và đặc biệt là muốn vẽ: Giôn-xi đã thực sự hồi sinh. Cô đã vượt qua được cái chết, sự sống đã trở lại với Giôn-xi nhờ vào chiếc lá mỏng manh dẻo dai mà chính Giôn-xi đã nhận ra.

- Khi bác sĩ đến và khẳng định bệnh tình của Giôn-xi hoàn toàn vượt qua giai đoạn khó khăn

- Nhân vật tôi (Xiu) kể lại cho Giôn- xi nghe về sự hy sinh thầm lặng của cụ Bơ-men và khẳng định chiếc lá cuối cùng của cụ là một kiệt tác (kết hợp miêu tả và biểu cảm).

3. Kết bài: Nêu được cảm nghĩ về tình bạn trong sáng, về tình yêu thương, sự hy sinh giữa những con người nghèo khổ.

4.0

d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.

0,25

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

0,25

Đáp án đề kiểm tra Văn 8 - Đề 2

Câu Hướng dẫn chấm Điểm
     

Câu 1.

 

- Tác phẩm: Hai cây phong

- Tác giả: Ai-mai-tốp

- Xuất xứ: trích từ truyện Người thầy đầu tiên

0.25 đ

0.25 đ

0.5 đ

Câu 2.

- Nhân vật tôi: người họa sĩ, người kể lại câu chuyện

- Vai trò:

+ Mạch kể nhân vật tôi, là mạch kể chính trong tác phẩm.

+ Giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, hấp dẫn.

+ Giúp câu chuyện giàu cảm xúc hơn

 

 

0.5 đ

 

0.5 đ

Câu 3

Làng tôi/ không thiếu gì các loại cây

CN1 VN1

hai cây phong này /khác hẳn- chúng……êm dịu

CN2 VN2

0,5đ

 

0,5đ

Câu 4

- Kỉ niệm tuổi thơ ấy là gì? Diễn ra ở đâu? Vào lúc nào?

- Diễn biến kỉ niệm đó

- Kỉ niệm đã để lại cho em ấn tượng, bài học sâu sắc gì?

1.0 đ

0.5 đ

0,5đ

Câu 5

 

1.Yêu cầu chung: Hình thức:

- Phương thức biểu đạt: Thuyết minh.

- Nội dung: Thuyết minh cây bút bi.

- Phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, so sánh

- Bố cục:Đầy đủ 3 phần và sắp xếp theo một trình tự hợp lý.

2.Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo nội dung sau:

a. Mở Bài

- Giới thiệu về cây bút bi.

b. Thân bài (4đ):

- N-Nguồn gốc: Từ châu Âu, du nhập vào nước ta từ rất lâ

- Hình dáng, màu sắc, cách bài trí bên ngoài của cây bút bi.

- Cấu tạo cây bút bi: gồm hai phần chính là ruột và vỏ, có các phần phụ

+ Ruột: gồm ống mực và ngòi bút.

+ Vỏ: thường làm bằng nhựa để bảo vệ ruột và cầm viết cho dễ dàng.

- Công dụng của cây bút bi: dùng để viết, ghi chép…

- Các loại bút bi: có nhiều loại nhưng được nhiều người yêu

thích hơn là bút: Thiên Long, Bến Nghé…

- Cách bảo quản: Không để bút rơi xuống đất.

c.Kết bài

Vai trò, tác dụng của cây bút bi

*Biểu điểm:
- Điểm 4 - 5: Bài viết có bố cục rõ ràng phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, so sánh làm nổi bật nội dung

- Điểm 3 - 4: Bài viết đảm bảo yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc, sai ít lỗi các loại

- Điểm 2 - 3: Bài viết còn sơ sài, chưa thật sự đảm bảo yêu

cầu của đề, lời văn còn vụng sai nhiều lỗi các loại.

- Điểm 0,5 – 1,5: Bài viết sơ sài, lời văn lủng củng, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

(5.đ)

 

 

 

 

 

 

0,5đ

 

0,5đ

 

1.5đ

 

 

0.5 đ

(0.5đ)

(0.5đ)

 

(1.0đ)

Đáp án đề kiểm tra Văn 8 - Đề 3

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1:

- Đoạn trích trên trích từ văn bản “Hai cây phong”. (0.25 điểm)

- Tác giả: Ai-ma-tốp. (0.25 điểm)

Câu 2: Phương thức biểu đạt: miêu tả. (0.5 điểm)

Câu 3: Hình ảnh ngôi làng Ku-ku-rêu:

- Ngôi làng thơ mộng: có núi, có thảo nguyên, có tiếng rì rào của khe nước, có màu sắc. (0.5 điểm)

- Bức tranh phong cảnh đan cài hài hòa giữa động và tĩnh. (0.5 điểm)

Câu 4: Nội dung: miêu tả bức tranh thơ mộng, rực rỡ, đầy sắc màu của ngôi làng Ku-ku-rêu. (1.0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: Yêu cầu:

- Nội dung: (1.25 điểm) Phải đảm bảo các ý sau:

1. Mở đoạn (0.25 điểm)

+ Giới thiệu về tác giả O Henry là một tác giả của tình thương và lòng nhân ái.

+ Cụ Bơ men trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của nhà văn O Henry là một nhân vật tiêu biểu với tình thương và lòng nhân ái bao la. (0.25 điểm)

2. Thân đoạn (dẫn chứng) (0.75 điểm)

+ Hoàn cảnh: sống một mình ở một ngôi nhà trong khu phố nhỏ, nghèo nàn.

+ Công việc: họa sĩ, tự làm mẫu vẽ để kiếm sống qua ngày.

+ Là một nghệ sĩ chân chính với khát khao vẽ một kiệt tác bất hủ.

+ Hành động: trong đêm lạnh lẽo cô đơn, cụ đã dồn hết sức lực của mình vẽ nên một chiếc lá mang hy vọng sống cho cô gái trẻ.

3. Kết đoạn (0.25 điểm)

Bức vẽ của cụ tuy đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, cụ Bơ-men chính là một biểu tượng tuyệt vời cho lòng nhân ái cao cả, cho vẻ đẹp của những người làm nghệ thuật chân chính: “nghệ thuật vị nhân sinh”.

* Trong quá trình chấm bài, nên khuyến khích các bài làm hay, sáng tạo.

- Hình thức: (0.75 điểm)

+ Trình bày sạch, đẹp, không tẩy xóa. (0.25 điểm)

+ Đúng văn phong của một đoạn văn: không gạch đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm. (0.25 điểm)

+ Đúng chính tả và ngữ pháp Tiếng Việt. (0.25 điểm)

Câu 2: Yêu cầu:

- Đảm bảo cấu trúc bài văn: (0.25 điểm) Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát lại vấn đề.

- Xác định được đối tượng thuyết minh: (0.5 điểm) Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

- Triển khai về nội dung bài văn: (3.5 điểm) Học sinh có thể thuyết theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài (0.5 điểm) Giới thiệu chung về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

2. Thân bài (2.5 điểm)

- Xuất xứ : Xuất hiện từ đời Đường - Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu. (0.25 điểm)

- Đặc điểm:

+ Gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. (0.25 điểm)

+ Bài thơ gồm bốn phần: đề - thực - luận - kết. (0.5 điểm)

  • Hai câu 1 - 2 gọi là phần đề: giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới.
  • Hai câu 3 - 4 gọi là phần thực: có nhiệm vụ tả thực vấn đề.
  • Hai câu 5 - 6 gọi là phần luận: bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn.
  • Hai câu 7 - 8 gọi là phần kết: với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề.

+ Gieo vần: ở tiếng cuối các câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng. (0.25 điểm)

+ Niêm: câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”. (0.25 điểm)

+ Ngắt nhịp: 3/4 hoặc 4/3, có khi ngắt nhịp 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo bài. (0.25 điểm)

- Ưu - nhược điểm:

+ Ưu điểm: ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều. (0.25 điểm)

+ Nhược điểm: khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm. (0.25 điểm)

* Trong quá trình làm, có lấy các ví dụ từ các bài thơ đã học để minh họa. (0.25 điểm)

3. Kết bài (0.5 điểm) Nêu giá trị của thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

- Hình thức: (0.25 điểm) Trình bày sạch đẹp; đúng chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Sáng tạo: (0.5 điểm) Có cách thuyết minh mới mẻ, tự nhiên, ngắn gọn, súc tích.

Đáp án đề kiểm tra Văn 8 - Đề 4

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Trích trong văn bản “Lão Hạc”. Tác giả Nam Cao.

Đoạn văn trên kể về tâm trạng lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

Câu 2: (1 điểm)

Chỉ ra được các từ tượng hình: ầng ậng, móm mém.

Chỉ ra được từ tượng thanh: hu hu.

Tác dụng: Thể hiện sự đau đớn tột cùng của Lão Hạc sau khi bán chó vàng.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Viết thành đoạn văn đảm bảo các ý:

Bài học từ nhân cách sống của lão Hạc:

- Giàu tình thương yêu: Với con trai và cậu Vàng.

- Túng quẫn vẫn giữ trọn bản chất lương thiện và lòng tự trọng.

Câu 2: (5 điểm) Thực hiện bài văn thuyết minh.

Yêu cầu :

- Hình thức: Thuyết minh bài văn có bố cục chặt chẽ, thể hiện tri thức đúng đối tượng yêu cầu. Lời văn trong sáng. Câu, từ chính xác, hợp lí, đúng chính tả, ngữ pháp, dễ hiểu. Có sự liên kết chặt chẽ giữa các ý , rõ ràng, mạch lạc.

- Nội dung : Giới thiệu cụ thể về cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8-tập 1, trình bày tri thức về nguồn gốc, xuất xứ, cấu tạo, nội dung, cách sử dụng, bảo quản, ý nghĩa của nó đối với bộ môn và học sinh.

Dàn bài:

Mở bài: (0.5 điểm)

- Giới thiệu chung về quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8.

Thân bài: (4 điểm)

Nguồn gốc : Nơi xuất bản, do những ai biên soạn......;

Đặc điểm, bố cục :

- Về kích thước hình dáng (VD: chiều cao, bề dày, chiều rộng......).

- Mô tả khái quát về quyển sách giáo khoa từ ngoài vào trong (ví dụ: bên ngoài được trang trí như thế nào màu sắc ra sao in hình gì....).

- Sau khi giới thiệu xong từ bên ngoài ta bắt đầu mô tả bên trong sách như:

+ Sách gồm bao nhiêu trang; được chia thành mấy phần (phần văn bản, tiếng việt.....)

+ Mỗi phần lớn lại chia thành bao nhiêu mục nhỏ, nội dung của mỗi mục ra sao.

Cách sử dụng và bảo quản :

- Chúng ta phải giữ gìn bảo quản sách thế nào cho nó khỏi hư (VD: phải bọc sách dán nhãn ....)

- Không nên vứt hoặc ném vì có thể làm hỏng sách, không vẽ bậy, tẩy xóa, gấp trên sách…

Kết bài: (0.5 điểm)

- Khẳng định lại ý nghĩa của quyển sách đối với giáo viên, học sinh.

- Vì vậy chúng ta phải coi sách như người bạn thân của mình, phải nâng niu gìn giữ quý trọng vì nó chính là một báu vật mà ai cũng phải cần đến.

Đáp án đề kiểm tra Văn 8 - Đề 5

Câu Nội dung Điểm

I. Câu 1:

 

 

Câu 2:

 

 

Câu 3:

 

- Đoạn văn được trích từ:

+ Tác phẩm: Lão Hạc

+ Tác giả: Nam Cao

- Đoạn văn miêu tả vẻ mặt đau khổ của Lão Hạc nhằm bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót thương, dằn vặt, ân hận của Lão khi bán cậu Vàng.

- Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

- Xác định chủ ngữ - vị ngữ:

Cái đầu lão (CN) // ngoẹo về một bên (VN)và cái miệng móm mém của lão (CN)// mếu như con nít. (VN)

- Quan hệ đồng thời.

0.5 điểm

0.5 điểm

 

1 điểm

0.5 điểm

 

 

1 điểm

 

 

0.5 điểm

II

Tập làm văn

 

 

 

 

 

 

 

 

* Yêu cầu về hình thức:

- Trình bày sạch đẹp, bố cục đủ 3 phần.

- Chữ viết dễ đọc, không sai chính tả.

* Yêu cầu về nội dung:

Giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về ngôi trường thân yêu của em

Thân bài:

- Thuyết minh về quá trình thành lập, trưởng thành, quy mô của ngôi trường, những thành tích tiêu biểu đã đạt được, giới thiệu về các thầy cô giáo, các bạn học sinh…

- Thuyết minh, giới thiệu về ngôi trường: khung cảnh chung, cổng dậu, các dãy phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường, cây xanh, các phòng học bộ môn, phòng đọc…

Kết bài:

- Bày tỏ thái độ, tình cảm của hs với ngôi trường

- Nêu trách nhiệm của bản thân với việc xây dựng, phát huy thành tích, truyền thống của nhà trường…

 

 

 

 

 

 

1 điểm

 

 

4 điểm

 

 

 

 

 

 

 

1 điểm

 

..........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Trên đây là tất cả những gì có trong Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020 - 2021 10 Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020 - 2021 10 Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 , hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.

Facebook
Bạn cần đưa danh sách của mình lên nvad.biz? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
05 Comments

Post Comment

(*) Lưu ý:
+ 1: Bạn phải sử dụng email thật, một email xác thực sẽ được gửi đi sau khi bạn gửi comment để xác nhận bạn không phải là người máy. Nếu bạn không xác nhận email, comment của bạn CHẮC CHẮN sẽ không được duyệt.
+ 2: Bạn chỉ cần xác thực email cho lần đầu tiên, những lần sau sẽ không cần xác thực
+ 3: Chúng tôi sẽ không hiển thị công cộng email của bạn