Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2020 - 2021 theo Thông tư 22 5 đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt (Có đáp án, bảng ma trận)

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2020 - 2021 theo Thông tư 22 5 đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt (Có đáp án, bảng ma trận)

  • Admin
  • 30-01-2021
  • 304 view

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 - 2021 theo Thông tư 22 gồm 5 đề thi, có hướng dẫn giải chi tiết cùng bảng ma trận đề thi kèm theo. Đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 5 làm quen với các dạng đề, dạng câu hỏi và rút ra phương pháp ôn thi môn Tiếng Việt hiệu quả hơn.


 Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 - 2021 theo Thông tư 22 5 đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt (Có đáp án, bảng ma trận)

Đồng thời cũng giúp thầy cô tham khảo, ra đề thi học kì 1 cho các em học sinh của mình. Ngoài môn Tiếng Việt, thầy cô và các em có thể tham khảo thêm bộ đề thi môn Toán, Lịch sử - Địa lý, Khoa học lớp 5. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết:

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 - 2021 theo Thông tư 22

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 - 2021 - Đề 1

Ma trận đề kiểm tra cuối học kì môn Tiếng Việt 5

TT Chủ đềMạch KT, KN Mức 1(37,5%) Mức 2(25%) Mức 3(25%) Mức 4(12,5%) Tổng
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
1 Đọc hiểu văn bản Số câu 02   02   01 01   01 04 01
Câu số 1,2   3,4   6     10    
Số điểm 1,0 đ   1,0 đ   1,0     1,0 đ 3,0 đ  
2 Kiến thức tiếng Việt Số câu   01   01   01 01   01 02
Câu số   5   7   8 9      
Số điểm   0,5   0,5   1,0 đ 1,0 đ   1,0 đ 2 điểm
Tổng số câu 02 01 2 01 01 01 01 01 05 03
Tổng số 3 câu 03 câu 02 câu 02 câu 10 câu
Tổng số điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 2,0 điểm 2,0 điểm 7,0 điểm

Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt 5

TRƯỜNG TH........

LỚP: 5 ………….

HS…………………………………

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2021 – 2021

MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5

(Thời gian 90 phút - Không kể thời gian giao đề)

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Nội dung kiểm tra: Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 chữ thuộc chủ đề đã học từ tuần 11 đến tuần 17.

- Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, số trang trong SGK TV5 vào phiếu, cho HS bốc thăm và đọc đoạn văn do giáo viên yêu cầu.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

Mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân

Mùa xuân đã tới.

Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

Mùa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.

Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.

Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọt trắng ngần như thuỷ tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng.

Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước.

(Theo Tô Hoài)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (0,5 điểm) Ý nào sau đây giới thiệu các loại mưa khác nhau trong bốn mùa? (M1)

A. Mưa rào mùa hạ.

B. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông.

C. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

D. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

Câu 2: (0,5 điểm) Có mấy cách để gọi mưa mùa xuân?(M1)

A. Có một cách. Đó là: Mưa xuân.

B. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn.

C. Có ba cách. Đó là: Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

D. Có hai cách. Đó là: Mưa xuân, mưa bụi.

Câu 3: (0,5 điểm) Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ? (M2)

A. Loăng quăng, li ti đậu trên mái tóc.

B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường.

C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt.

D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh.

Câu 4: (0,5 điểm) Ý nào sau đây miêu tả sự đổi thay của cây cối khi mưa phùn đến?

A. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. (M2)

B. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.

C. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 5: (0,5 điểm) Đọc lại đoạn văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến.... Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng” rồi nêu vai trò của câu văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” (M1)

- Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” đóng vai trò là:..........................................................

Câu 6: (1 điểm) Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” Ý muốn nói: (M3)

A. Mưa phùn báo hiệu mùa xuân đến.

B. Mưa phùn chở theo mùa xuân.

C. Mưa phùn làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở.

D. Mua phùn và mùa xuân đến cùng một lúc.

Câu 7: (0,5 điểm) Từ “đầu” ở trong câu “ Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.” thuộc lớp từ nào? (M2)

Từ “đầu” ở trong câu “ Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.” là từ......................................................................................................................................

Câu 8: (1 điểm) Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên (M3)

Các từ láy là .....................................................................................................

Câu 9 (M4): (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh.” Là:

A. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai.

B. Những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai.

C. Những hạt mưa.

D. Trên cành ngang, những hạt mưa

Câu 10: (1 điểm) Nêu nội dung đoạn văn trên?(M4)

B/ KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I. Viết chính tả: (2đ) (nghe – viết),

Bài viết: “ Mùa thảo quả ” - Sách TV Lớp 5 tập 1(trang 113)

Viết đoạn: (từ: thảo quả trong rừng Đản Khao đã chín nục…….lấn chiếm không gian.)

Mùa thảo quả

................................................................................................................................................

II - Tập làm văn: (8đ)

Đề bài: Em hãy tả một cô giáo em đã từng học mà em ấn tượng nhất.

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt 5

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm) Ý nào sau đây giới thiệu các loại mưa khác nhau trong bốn mùa? (M1) Đáp án D.

Câu 2: (0,5 điểm) Có mấy cách để gọi mưa mùa xuân? (M1)

Đáp án C.

Câu 3: (1 điểm) Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ? (M2)

Đáp án B.

Câu 4: (0,5 điểm) Ý nào sau đây miêu tả sự đổi thay của cây cối khi mưa phùn đến? (M2)

Đáp án D.

Câu 5: (0,5 điểm) Đọc lại đoạn văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến.... Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng” rồi nêu vai trò của câu văn “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” (M1)

- Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” đóng vai trò là: câu mở đoạn.

Đáp án B.

Câu 6: (1 điểm) Câu “Mưa phùn đem mùa xuân đến.” Ý muốn nói: (M3)

Đáp án C.

Câu 7:(0,5 điểm) Từ “đầu” ở trong câu “Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm.” thuộc lớp từ: là từ nhiều nghĩa.(M2)

Câu 8:(1 điểm) Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên (M3)

Các từ láy là: âm u, loăng quăng, li ti, phơi phới, mù mịt, rườm rà, bằng lăng, sau sau, lẻo khẻo, ấm áp, lóng lánh.

(Tìm đúng 2 từ cho 0,1 điểm, tìm đúng 3 từ trở lên, cho mỗi từ 0,1 điểm)

Câu 9 (M4): (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh.” Là:

Đáp án B.

Câu 10: (1 điểm) Nêu nội dung đoạn văn trên? (M4)

- Đoạn văn miêu tả sức sống tràn trề của cảnh vật thiên nhiên khi mùa xuân đến (HS có thể nêu ý tương tự)

II/- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1- Chính tả: (2 điểm):

- Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

* Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,... trừ 0,25 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn (8đ):

- Điểm thành phần được chia như sau:

+ Mở bài: 1 điểm.

+ Thân bài: 4 điểm (Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ).

+ Kết bài: 1 điểm.

+ Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.

+ Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.

+ Sáng tạo: 1 điểm.

* Gợi ý đáp án như sau:

a/ Mở bài: 1 điểm.

Giới thiệu được người sẽ tả: Ai? Có quan hệ với em thế nào? ….

(GT trực tiếp hoặc gián tiếp).

b/ Thân bài: 4 điểm.

* Tả hình dáng: (2đ)

- Tả bao quát: tầm thước, tuổi tác, cách ăn mặc, …..

- Tả chi tiết: gương mặt, đầu tóc, da dẻ, mắt, mũi, răng, tai, …...

* Tả tính tình, hoạt động: (2đ)

Thông qua lời nói, cử chỉ, việc làm, …..

Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ

c/ Kết bài: 1 điểm.

Nói lên được tình cảm của mình về người vừa tả (yêu quý, mơ ước, trách nhiệm).

* LƯU Ý:

- Chữ viết đẹp, đúng chính tả: 0,5 điểm.

- Dùng từ đặt câu đúng và hay: 0,5 điểm.

- Bài làm sáng tạo, biết dùng từ ngữ gợi tả, biểu cảm; biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp trong miêu tả: 1 điểm.

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 - 2021 - Đề 2

Ma trận đề kiểm tra cuối học kì môn Tiếng Việt 5

Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng
TNKQ TL HT khác TNKQ TL HT khác TNKQ TL HT khác TNKQ TL HT khác TNKQ TL HT khác
1. Đọc hiểu Số câu 3     2                 5    
Số điểm 3     2                 5    
Kiến thức Tiếng Việt Số câu               1     1     2  
Số điểm               1     1     2  
2. Đọc thành tiếng Số câu           1                 1
Số điểm           3                 3
3. Chính tả Số câu           1                 1
Số điểm           2                 2
4. Tập làm văn Số câu                 1           1
Số điểm                 8           8
Tổng cộng Số câu 3     2   2 2 1 1   1   5 2 3
Số điểm 3     2   5 2 1 8   1   5 2 13

Ma trận câu hỏi kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt 5

Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu và câu số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Cộng
1. Đọc hiểu Số câu 3 2      
Câu số 1,2,3 4,5      
2. Kiến thức Tiếng Việt Số câu     1 1  
Câu số     6 7  
2. Đọc thành tiếng Số câu   1      
Câu số   8      
3. Chính tả Số câu   1      
Câu số   9      
4. Tập làm văn Số câu     1    
Câu số     10    

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 - 2021

UBND HUYỆN..
TRƯỜNG TH
Họ và tên:……………………………
Lớp: 5/2

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KÌ I
Năm học 2020 - 2021

Môn: Tiếng Việt - Lớp 5

A/ Phần kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm)

Cho văn bản sau:

Cái gì quý nhất?

Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.

Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”

Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”

Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc!”

Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.

Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:

– Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động, các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.

TRỊNH MẠNH

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (1đ) Ba bạn Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau việc gì?

A. Trao đổi về cái gì trên đời là hay nhất.
B. Trao đổi về cái gì trên đời là quý nhất.
C. Trao đổi về cái gì trên đời là to nhất.

Câu 2 (1đ) Ai là người nói đúng?

A. Bạn Hùng là người nói đúng.
B. Bạn Quý là người nói đúng.
C. Không ai nói đúng cả.

Câu 3. (0,5 đ) Vì ba bạn không ai chịu ai nên đã đến hỏi ai?

A. Các bạn đến hỏi thầy giáo.
B. Các bạn đến hỏi bố bạn Quý.
C. Các bạn đến hỏi bố bạn Nam.

Câu 4. (1đ) Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới quý nhất?

A. Vì người lao động có nhiều sức khỏe.
B. Vì Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
C. Vì người lao động biết lao động.

Câu 5. (1đ) Nội dung của bài là gì?

A. Nội dung miêu tả cuộc tranh luận của ba bạn Hùng, Quý và Nam.
B. Nội dung của bài miêu tả các loại sự vật quý giá trong đời sống.
C. Qua tranh luận của các bạn nhỏ, bài văn khẳng định: Người lao động là đáng quý nhất.

Câu 6. (1đ) Hãy tìm quan hệ từ trong câu sau: ‘‘Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được”

Câu 7. (1đ) Tìm động từ trong câu sau: "Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc”

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả: (2 điểm)

Học sinh (nghe viết) bài: “Người gác rừng tí hon”. Viết từ “sau khi nghe em báo.....đến xe công an lao tới”.

II. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài : Em hãy tả lại một người thân của em.

Đáp án đề thi kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2021 - 2021

A. Phần kiểm tra đọc hiểu:

Câu hỏi 1 2 3 4 5
Đáp án B C A B C
Điểm 1 1 1 1 1

Câu 6: đáp án động từ là: viết

Câu 7: Đáp án câu tục ngữ là: có chí thì nên

B. Kiểm tra viết:

I. Chính tả (2 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 2,0 điểm

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (8 điểm)

1. Mở bài: Giới thiệu được người thân định tả? (1 điểm)

2. Thân bài

a. Tả ngoại hình (3 điểm)

b. Tả tính tình, hoạt động (3 điểm)

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em người được tả. (1 điểm)

Trên đây là tất cả những gì có trong Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2020 - 2021 theo Thông tư 22 5 đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt (Có đáp án, bảng ma trận) mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn ấn tượng với điều gì nhất trong số đó? Liệu chúng tôi có bỏ sót điều gì nữa không? Nếu bạn có ý kiến về Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2020 - 2021 theo Thông tư 22 5 đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt (Có đáp án, bảng ma trận) , hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới. Hoặc nếu thấy bài viết này hay và bổ ích, xin đừng quên chia sẻ nó đến những người khác.

Facebook
Bạn cần đưa danh sách của mình lên nvad.biz? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ đăng bài viết!
05 Comments

Post Comment

(*) Lưu ý:
+ 1: Bạn phải sử dụng email thật, một email xác thực sẽ được gửi đi sau khi bạn gửi comment để xác nhận bạn không phải là người máy. Nếu bạn không xác nhận email, comment của bạn CHẮC CHẮN sẽ không được duyệt.
+ 2: Bạn chỉ cần xác thực email cho lần đầu tiên, những lần sau sẽ không cần xác thực
+ 3: Chúng tôi sẽ không hiển thị công cộng email của bạn